Các nhà giáo THCS đang làm gì với tương lai của mầm non Việt Nam vậy?

Các nhà giáo THCS đang làm gì với tương lai của mầm non Việt Nam vậy?

Em tôi năm nay cũng lên lớp 10, và tôi đã không khỏi bất ngờ khi mẹ gọi điện và bảo rằng cô giáo khuyên gia đình cho em đăng ký học trường nghề thay vì cấp ba. Hỏi em thì nó bảo rằng nó không thể hiểu được kiến thức trên trường (dù nó là đứa nhanh nhẹn), học không hiểu bài và nó cho rằng dù lên cấp 3 thì nó cũng sẽ không thể tốt nghiệp được. Tôi và gia đình cũng suy nghĩ khá thoáng nên tôn trọng quyết định của em và giúp em định hướng cũng như treo thưởng để khuyến khích em cố gắng học ở những năm sau.

Tuy nhiên, có 3 thứ khiến tôi đau đáu suốt mấy tháng nay:

Thứ nhất: Tại sao thế hệ sau này thể hiện rõ sự thông minh, lanh lợi và có nhiều điều kiện hơn hẳn thế hệ cũ nhưng tỷ lệ bị liệt vào nhóm “không đủ điều kiện để thi vào cấp 3” lại nhiều đến vậy? Trách nhiệm của nhà trường và giáo viên ở đâu khi để học sinh tự thấy rằng mình yếu kém, và để nó tự chấp nhận tình trạng hiện tại của nó thay vì cố gắng học tốt hơn? Ngày xưa, có những bạn học rất kém (tôi đánh giá kém hơn em gái tôi hiện tại) vẫn được thi và sau đó đa số đều được lên cấp 3, một số ít sau đó còn lên đại học và phát triển rất tốt. Thầy cô của ngày ấy luôn thúc ép học sinh phải cố gắng mà học, phải thi cho được để ít nhất cũng phải tốt nghiệp cấp 3, chứ không bao giờ truyền thứ tư tưởng buông xuôi như hiện tại. Vậy, tại sao thầy cô bây giờ lại làm như vậy? Cái tâm của một người làm nghề giáo nằm ở đâu?

Các nhà giáo THCS đang làm gì với tương lai của mầm non Việt Nam vậy?
Các nhà giáo THCS đang làm gì với tương lai của mầm non Việt Nam vậy?

Thứ hai: Tiếp từ ý trước, sẽ ra sao nếu như những bạn bị ép hoặc “khuyên” không thi cấp 3 sẽ mãi mang theo thứ tư duy buông xuôi như vậy, và cho rằng mình thua kém so với mặt bằng chung của xã hội? Tôi không nói rằng học nghề là xấu, nó sẽ rất tốt nếu như chính nhà trường và xã hội cho rằng học nghề là một lựa chọn chứ không phải đó là nơi dành cho những kẻ thua cuộc. Thế nhưng, chính nhà trường và chính thầy cô đã truyền bá cho các em tư tưởng đó, cho các em tự nhận mình là những kẻ ở dưới mức trung bình của xã hội.

Thứ ba: Sẽ ra sao nếu như không phải gia đình nào cũng có tư tưởng cởi mở, mà thay vào đó luôn đặt áp lực học hành lên con em mình? Rồi cái tư tưởng ”con em mình là đứa thất bại, nó sẽ không làm nên trò trống gì, nó là nỗi ô nhục của gia đình” nó cứ thẩm vào đầu mỗi ngày thông qua ánh mắt và lời nói của người xung quanh nó khiến cho bậc phụ huynh vì như vậy mà chì chiết con em thì sẽ thế nào? Tương lai chúng sẽ đi về đâu? Không nói đâu xa, có hai gia đình mà tôi quen biết, vì con không đậu cấp 3 mà bắt nó ở nhà cả ngày và không cho học thêm vì cho nó là đứa “vô dụng”. Suốt ngày đánh đập và chửi bới nó, để bây giờ nó cứ suốt ngày lông bông và theo đám bạn xấu.

Có thể bạn quan tâm:  Xâm nhập thị trường người Việt kinh doanh tại Mỹ và cơ hội thâm nhập để kiếm hàng chục tỷ mỗi năm không còn là cổ tích

Trước đây, tôi cứ nghĩ trường hợp của em tôi và của những người quen kia là trường hợp hi hữu, và rằng có thể do chúng nó không phù hợp với cách giảng dạy của nhà trường thôi. Tuy nhiên, khi xem các phóng sự như thế này kèm với một vài video/bài viết trên mạng thì tôi lại có cái nhìn rất khác. Nói đúng hơn là tôi cảm thấy lo ngại, lo ngại cho chất lượng và cái tâm của những người làm nghề giáo hiện nay. Liệu có bao nhiêu người đang thật sự làm đúng với lời dặn TRỒNG NGƯỜI của bác?

Và, liệu rằng hiện thực này có liên quan đến sự vụ thương tâm của hai bé gái lớp 9 ở Hà Nội vừa qua hay không?