Bài viết dành cho các anh chị em mới tập tành xây kênh hoặc đã bắt tay vào xây nhưng không có kế hoạch và định hướng cụ thể, kèm với đó là file giúp các bạn quản lý và sắp xếp tất tần tật các công việc liên quan đến xây và phát triển kênh.
Lưu ý: Thêm nữa, những thứ được chia sẻ được viết dưới góc độ của một nhà quản trị nên có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Nếu bạn có phương pháp hay hơn, bạn có thể chia sẻ cho tôi và mọi người được học hỏi nhé!
Và, như thường lệ, bài viết sẽ rất dài ^^
Bài viết sẽ đi qua các mục sau:
1. Định hình kênh
2. Xác định tuyến nội dung kênh
3. Quản lý kịch bản
4. Quy trình làm việc & file timeline
5. Các kỹ thuật mở đầu cho bài viết/video
6. Các concept sáng tạo thông dụng
I/ Định hình kênh
Trước khi đi vào xây kênh, việc đầu tiên mà tôi thường làm là định hình cho kênh (Hình 1). Việc định hình kênh này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về thị trường, chính bản thân kênh cũng như vạch rõ ra đường phát triển cho kênh.
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ không đi sâu vào mục định hình này vì nó rất dài và sẽ được nói sâu ở bài sau. Tuy nhiên, về tổng quan thì các bạn sẽ cần xác định:
(1) những giá trị cốt lõi của kênh: bao gồm định vị của kênh, khán giả mục tiêu, những chất liệu mà bạn đang có để phát triển kênh, kèm theo đó là một đoạn mô tả ngắn về kênh, coi như là xương sườn xuyên suốt quá trình phát triển kênh;
(2) mục đích & mục tiêu xây kênh: bao gồm mục đích trong ngắn hạn và dài hạn. Trong khi mục đích mang tính tổng quan thì việc đặt mục tiêu giúp bạn đưa ra những con số cụ thể, trong khoảng thời gian nhất định;
(3) các chủ đề liên quan đến kênh & giúp bạn đạt được mục đích & mục tiêu đề ra: Bao gồm những chủ đề liên quan trực tiếp và gián tiếp đến kênh. Ví dụ: Bạn xây kênh THCN về kênh doanh thì các chủ đề trực tiếp là về khởi nghiệp, marketing, quản trị,… Còn các chủ đề khác như tâm lý khi kinh doanh, phát triển bản thân, tư duy… là những chủ đề gián tiếp mà tệp fan của bạn có thể sẽ quan tâm.
(4) các nội dung được nói và không được nói: Bạn không thể nói hết các chủ đề liên quan đến khán giả mục tiêu của bạn, và cũng không phải tất cả các chủ đề đề phù hợp với định vị của bạn. Do đó, bạn cần phải phân định rõ những điều này để không bị chệch hướng khi xây kênh.
(5) ưu điểm và nhược điểm của bạn: Cần xác định rõ và kỹ những ưu và nhược điểm của mình đối với việc triển khai các chủ đề của kênh, quay-dựng,… Những điểm này có thể là của cá nhân, của đội ngũ, các yếu tố bên trong và cả bên ngoài.
(6) định hướng phát triển kênh: Xác định rõ theo từng giai đoạn. Cơ bản nhất, một người biết đến kênh của bạn sẽ trải qua 4 giai đoạn: Biết ==> Hiểu ==> Tin ==> Yêu. Ở mỗi giai đoạn, chúng ta sẽ cần đưa những nội dung phù hợp, trên kênh phù hợp.
Để định hình được kênh một cách rõ ràng và kỹ lưỡng, đương nhiên chúng ta phải đi sâu hơn như vậy nhưng tôi xin phép sẽ chia sẻ ở bài tiếp theo.
II/ Tuyến nội dung
Tại bảng này, chúng ta sẽ cần phải phân nhóm rõ các dạng nội dung bằng các chia chúng ra thành các Content Pillar, trong các Content Pillar thì sẽ có từng Content Angle khác nhau, mỗi Angle thì sẽ được phát triển thành từng idea cụ thể (hình 2).
Để các bạn hiểu rõ hơn, tôi xin phép chia sẻ một chút về cách tôi phân bổ nội dung cho kênh của tôi như sau:
Content Pillar: Được chia ra thành các nhóm:
* Tư duy khởi nghiệp
* Kiến thức, kỹ năng cần có khởi nghiệp
* Case Study/Success Story
* ….
Content Angle: Được phát triển từ các Pillar bên trên.
Ví dụ: Trong Pillar “tư duy khởi nghiệp”, sẽ có các góc cạnh khai thác như sau:
* Tư duy “Cá lớn ao bé”
* Tư duy ngắn hạn & dài hạn trong kinh doanh
* Tư duy nhanh/chậm…
* Tư duy quản trị nhân sự
….
Sau đó, từ từng Angle, sẽ phát triển thành các idea cụ thể.
Ví dụ:
* Tư duy cá lớn ao bé là gì? Áp dụng vào khởi nghiệp ra sao?
* Casestudy của tư duy cá lớn ao bé
* Người Việt tại Mỹ áp dụng tư duy cá lớn ao bé vào kinh doanh ra sao
* ….
Tóm lại, đây là mục chi tiết và rõ ràng hơn từ phần chủ đề được liệt kê ở mục I, giúp bạn xác định rõ hơn định hướng để phát triển content và làm cơ sở để thực hiện mục III.
III/ Quản lý kịch bản
Tại mục này, chúng ta sẽ kết hợp và sắp xếp các phần đã làm ở mục I và II để tạo ra 1 sheet để cả team có được cái nhìn tổng quan nhất cho các nội dung của kênh cũng như sắp xếp lịch đăng hợp lý. Cụ thể bao gồm:
1. Các mục Pillar, Angle và Idea của video
2. Link dẫn tới các video/bài viết tham khảo để lấy ý tưởng lên nội dung
3. Định dạng nội dung (Video ==> dạng gì, hoặc text, hay image)
4. Sườn nội sung: Là xương sống cho cả bài. Mình có thể liệt kê ra các mục bao gồm: Intro, Body, và Outro của content
5. Nội dung chi tiết của bài viết/video
6. Đặt ra câu hỏi: Giá trị mà mình mang đến cho người xem qua video là gì? Đã được truyền tải qua video thế nào?
7. Đặt thêm câu hỏi: Lý do mà người ta sẽ xem video của mình là gì? Ở điểm nào?
8. Xác định kênh phân phối của content
9. Tiến trình của content
10. Lưu ý cho nội dung
Sheet này nên được chia theo từng tuần và note cụ thể, các bạn có thể tham khảo ở hình.
IV/ Xác định quy trình làm việc và timeline đăng content
Cần phải phân bổ nhân sự và nhiệm vụ phù hợp. Đối với kênh mình, nó sẽ bao gồm:
- Quy trình viết kịch bản:
B1: Lên định hướng cho kịch bản
B2: Duyệt định hướng kịch bản
B3: Nghiên cứu thông tin & lên sườn phát triển nội dung cho từng kịch bản
B4: Duyệt sườn nội dung
B5: Viết kịch bản
B6: Feedback kịch bản
B7: Sửa kịch bản theo feedback
B8: Kiểm tra kịch bản & chỉnh sửa ngôn từ
- Quy trình edit video:
B1: Đọc kịch bản trong tuần
B2: Quay video
B3: Tải source video trên Drive
B4: Hoàn thiện draft của các video
(Đã có đủ âm thanh, hiệu ứng, Broll,…)
B5: Review, feedback video
B6: Sửa các video theo feedback
B7: Review lần cuối
B8: Đưa video hoàn thiện lên Drive
Đối với sheet đăng video, cần note rõ thời gian đăng, tên của nội dung, caption, hashtag, link tới content và cover (nếu có)
V/ Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng các kỹ thuật sau đây để triển khai nội dung
Có tham khảo từ bác Phạm Củ
- Kỹ thuật 1: Sử dụng lời hứa
Tác dụng: Tạo hi vọng cho người đọc/xem
Ví dụ:
– Chi phí vận hành của start-up sẽ giảm còn 1 nửa với 3 bước sau
– Investor sẽ bị bạn “cưa đổ” nếu bạn áp dụng x cách sau khi gọi vốn
- Kỹ thuật 2: Sử dụng tiêu đề có con số
Tác dụng: Tạo 1 ước chừng cho người đọc/xem
Ví dụ:
– 5 giai đoạn của 1 start-up cần trải qua trước khi thành kỳ lân
– Top 10 loại hình Start-up là xu thế của tương lai
- Kỹ thuật 3: Sử dụng 5W 1H
Tác dụng: Mở rộng tuyến content
Ví dụ
– Trải nghiệm thất bại lần đầu khi khởi nghiệp là thế nào?
– Các tiêu chuẩn cho 1 công ty được IPO tại Mỹ là gì?
- Kỹ thuật 4: Sử dụng các động từ tác động
Tác dụng: Người xem luôn mong muốn được tạo động lực làm gì đó từ người khác
Ví dụ
– Dừng ngay 5 việc này lại nếu bạn không muốn công ty bạn bị phá sản
– Áp dụng ngay điều này để tăng sự trung thành của nhân viên
- Kỹ thuật 5: Đi theo sự kiện/người nổi tiếng
Tác dụng: Hiệu ứng hào quang
Ví dụ
– Các loại hình Start-up mà tôi đã gặp trong x năm làm gíam khảo Shark Tank
– Các lỗi sơ đẳng mà các Start-up thường mắc mà tôi quan sát được khi làm giám khảo Shark-Tank trong x năm qua là…
- Kỹ thuật 6: Cường điệu hoá vấn đề
Tác dụng: Tăng cảm xúc cho người xem
Ví dụ
– Các lầm tưởng khiến các start-up cả đời không scale up được
– Công ty bạn sẽ phá sản sau x năm nếu bạn không bỏ ngay x thói quen này
- Kỹ thuật 7: Sử dụng các yếu tố liên quan đến thời gian và tiền bạc
Tác dụng: Đánh vào những yếu tố mà họ quan tâm hằng ngày. Dễ nhớ, dễ liên tưởng
Ví dụ
– Khởi nghiệp chỉ với x đồng như thế nào?
– Làm thế nào mà công ty tôi được định giá xx trong xx?
- Kỹ thuật 8: Hướng tới các đối tượng cụ thể
Tác dụng: Phân luồng các nhóm đối tượng, nhắm trực tiếp vào từng nhóm
Ví dụ
– Nhắc nhở riêng cho anh em khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ
– Bạn nào khởi nghiệp ngành BĐS thì cần chú ý 5 điều sau:..
- Kỹ thuật 9: Sử dụng biện pháp so sánh/lựa chọn
Tác dụng: Đưa người xem vào thế lựa chọn + chèn content
Ví dụ
– Shark Bình và Shark Hưng, ai là người khó tính hơn trong Sharktank?
– CEO của Start-ups nên tập trung bán hàng hay quản trị?
- Kỹ thuật 10: Câu chuyện cá nhân
Tác dụng: Nổi tiếng rồi nói gì ngta cũng nghe
- Kỹ thuật 11: Tạo vòng lặp (Kết đoạn tiếp nối cho mở đầu)
Tác dụng: Khiến người xem k biết là video đã kết thúc, đánh lừa thuật toán.
Ví dụ
Shark Bình và Shark Hưng, ai là người khó tính hơn trong Sharktank?…….. Hi vọng là những phân tích của tôi giúp các bạn có nhiều cơ sở hơn để đánh giá. (kết ==> video sẽ tự động auto play và nó sẽ thành 1 đoạn mà người xem k nhận ra)
VI/ Các concept sáng tạo
Tham khảo của Nguyễn Đức Dương và Cô Long Truyền Thông
Mình có thể hiện rõ trong hình số (7)
———————————————-
Chúc các bạn xây kênh thành công ^^
Các bạn tải template tại: https://docs.google.com/…/1E1xhP8Q8V4rebzDjDi7e…/edit…
Xem thêm bài viết TẠI ĐÂY.
Tác giả
- Founder của Staspi Solutions – công ty chuyên cung cấp các dịch vụ về Lập trình và Inbound Marketing cho người Việt tại Mỹ (70%) và Việt Nam (30%).
Bài mới
- Chia sẻTháng năm 30, 2024Bạn có thực sự hiểu “động lực” và truyền động lực đúng cách?
- Chia sẻTháng năm 30, 2024Làm nhân viên công ty lớn hay làm sếp tại công ty nhỏ, lựa chọn nào sẽ tốt hơn?
- Chia sẻTháng năm 30, 2024Xâm nhập thị trường người Việt kinh doanh tại Mỹ và cơ hội thâm nhập để kiếm hàng chục tỷ mỗi năm không còn là cổ tích
- Chia sẻTháng năm 27, 2024Thông tin về Hoang Le và các dự án/cộng đồng mà Hoàng đang xây dựng/cộng tác xây dựng