CEO làm việc/trao đổi trực tiếp với nhân viên cấp dưới về việc thăng cấp mà không thông qua/thông báo với nhân sự quản lý trực tiếp. Lợi bất cập hại!

CEO làm việc/trao đổi trực tiếp với nhân viên cấp dưới về việc thăng cấp mà không thông qua/thông báo với nhân sự quản lý trực tiếp. Lợi bất cập hại!

Thế nào là làm việc/trao đổi “vượt quyền”

Làm việc/trao đổi “vượt quyền” là một hiện tượng khá phổ biến ở các công ty mới thành lập hoặc các nhóm làm việc non trẻ. Rất nhiều các trường hợp (như tôi cũng đã từng) thường trao đổi với cấp dưới về những vấn đề liên quan đến lương thưởng hay cấp bậc mà không thông qua quản lý trực tiếp. Nhìn qua thì có vẻ cách làm việc này sẽ có rất nhiều sự tối ưu về thời gian cũng như các công đoạn làm việc. Nhưng khi nhìn ở một góc độ khác, đánh giá dài hạn hơn thì có vẻ việc làm này sẽ mang lại nhiều điểm tiêu cực đến bất ngờ.

Thế nào là làm việc/trao đổi "vượt quyền"
Thế nào là làm việc/trao đổi “vượt quyền”

Mặt tích cực và tiêu cực của việc làm việc/trao đổi trực tiếp

Về mặt (có vẻ là) tích cực,việc được trao đổi với quản lý cấp cao có thể khiến nhân viên này cảm thấy mình được đánh giá và công nhận. Điều này cũng là một phần giúp bạn này có động lực để cố gắng và thể hiện bản thân mình nhiều hơn. Nó giúp phần nào xoá bỏ khoảng cách vô hình giữa các cấp bậc trong công ty. Hơn nữa, trao đổi trực tiếp cũng giúp thông tin được truyền đi một cách nhanh chóng, chính xác và tiến độ cũng được đẩy nhanh hơn. Ngoài ra, trong trường hợp quản lý cấp cao không còn tin tưởng về năng lực/đạo đức của bạn quản lý trực tiếp kia thì có vẻ đây là lựa chọn duy nhất.

Tuy vậy, những lợi thế ngắn hạn của hiện tượng này khó mà bù đắp được những mặt hại dài hạn của nó. Đầu tiên, về mặt cá nhân, đây rõ ràng là một hình thái của làm việc “vượt cấp”. Sự việc này có thể sẽ mang lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như: khiến bạn nhân viên được trao đổi không còn tôn trọng quản lý trực tiếp của mình (vì: “Sếp ông/bà này còn làm việc với tôi cơ mà!”); đây cũng là một hành động không tôn trọng bạn quản lý kia từ chính cấp trên khi “đi sau lưng” bạn; nếu bạn quản lý biết đến việc này thì đây có thể cũng sẽ là nguồn cơn của một loại những hiểu nhầm và mâu thuẫn bởi bạn này sẽ cảm thấy mình bị phớt lờ hoặc giảm giá trị.

Thứ hai, về mặt tổ chức, việc này sẽ ảnh hưởng đến quy trình làm việc, thậm chí có thể gây rối loạn trong hệ thống vận hành, bởi việc này có thể sẽ là một tiền lệ xấu, gián tiếp làm giảm uy tín và quyền lực của quản lý trực tiếp trong mắt các nhân viên khác. Sự đoàn kết giữa các nhân sự cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ nghi kỵ và ganh ghét, bàn tán của nhóm người còn lại, những người không được trao đổi trực tiếp với sếp như bạn nhân viên kia.

Có thể bạn quan tâm:  Từ Solution Selling đến Insight-Based Selling: Tre già măng mọc

Tóm lại, trừ những trường hợp bất khả kháng thì việc trao đổi “vượt cấp” không nên xảy ra trong tổ chức. Hoặc nếu bắt buộc phải trao đổi vượt cấp như vậy thì cần phải có sự thông báo rõ ràng với bạn quản lý trực tiếp. Tránh những xung đột, nghi kỵ không đáng có. Các sếp có quan điểm thế nào?