Siêu RECAP DIỄN ĐÀN THƯƠNG MAI HOA KỲ – VIỆT NAM – 21.11.2023

(Intel phủ nhận tin đồn rút khỏi Việt Nam – Viettel hướng tới phát triển mạng 6G và trở thành công ty tiên phong về công nghệ bán dẫn tại Việt Nam)

Trước tiên, phải nói đây là một chương trình có ý nghĩa rất lớn và ý nghĩa, nhất là sau sự kiện Việt Nam và Mỹ chính thức nâng cấp mối quan hệ lên thành đối tác chiến lược toàn diện trước đó. Sự kiện có sự tham gia của nhiều nhân vật tầm cỡ từ cả hai phía Mỹ và Việt Nam và cung cấp rất nhiều những thông tin, số liệu quan trọng, giúp các thành viên tham gia có được những Insights ý nghĩa cho chặng đường khai thác tiềm năng của sự hợp tác tuyệt vời giữa 2 quốc gia. Dưới đây là một vài tóm tắt mà tôi thu lại được trong sự kiện. Bài viết rất dài, bạn có thể lưu lại để đọc khi có thời gian.

DIỄN ĐÀN THƯƠNG MAI HOA KỲ - VIỆT NAM
Diễn đàn thương mại Hoa Kỳ – Việt Nam là một chương trình có ý nghĩa rất lớn và ý nghĩa

TÓM TẮT SƠ LƯỢC

– Trao đổi thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2023

– Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 10 (cùng kỳ năm ngoái Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 7) của Hoa Kỳ với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 90,8 tỷ USD, giảm 15,5% so với năm 2022 chiếm tỷ trọng 2,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ.

– Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ 76,5 tỷ USDxếp thứ 3 trong số các nước có thặng dư thương mại lớn nhất với Hoa Kỳ (sau Trung Quốc với 210,2 tỷ USD và Mexico với 112,7 tỷ USD).

– Năm 2022, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 138,9 tỷ USD, tăng 23,0% so với năm 2021.

– Walmart đang chú trọng đầu tư vào các nhà cung cấp; đối với nguyên liệu thô, đa dạng hoá các nguồn cung ứng, đảm bảo chuỗi cung ứng.

– Nike tiếp tục phát triển bền vũng tại Việt Nam, đầu tư vào chuỗi tự động hoá.

– Intel chưa có kế hoạch rút khỏi Việt Nam như tin đồn. Vẫn sẽ tiếp tục đầu tư và phát triển tại Việt Nam như 17 năm qua (Ace Wilson, Giám đốc Tài chính Tập đoàn Intel Việt Nam).

– Viettel sẽ phát triển 6G

– FPT sẽ đầu tư và phát triển mạnh tại Mỹ trong thời gian tới.

BÀI PHÁT BIỂU CỦA BÀ BARBARA WEISEL – NGUYÊN TRỢ LÝ ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI HOA KỲ – MỘT NGƯỜI ĐÃ LÀM VIỆC TRONG MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA VN-MỸ LÂU NĂM VÀ RẤT HIỂU VIỆT NAM

– Mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ luôn luôn đi lên. Không phải đi lên như một mũi tên mà đi lên theo hình zigzag. Đặc biệt, mối quan hệ này được bổ trợ rất lớn qua những lĩnh vực như supply chain, digital transformation, semiconductor technology,… và gần đây nhất là sự kiện 1 công ty xe điện Việt Nam đã xuất hiện và phát triển tại Mỹ.

– Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 1/3 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, tăng gần 15% trong năm nay.

– Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam chưa có sự tăng trưởng mạnh mẽ tương tự, dẫn đến thâm hụt thương mại ngày càng tăng của Hoa Kỳ với Việt Nam và là một vấn đề đáng để theo dõi.

– Các công ty Hoa Kỳ thuộc nhiều lĩnh vực đang hướng tới thị trường Việt Nam năng động và ngày càng có nhiều công ty Việt Nam, nhìn thấy cơ hội đầu tư tại thị trường Hoa Kỳ.

– Việt Nam và Hoa Kỳ, cùng với 12 quốc gia khác trong Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) vẫn đang xây dựng trụ cột thương mại của IPEF nhưng mới kết thúc ba trụ cột khác về chuỗi cung ứng, kinh tế sạch và kinh tế công bằng.

Vẫn chưa công bố văn bản thoả thuận của 3 trụ cột này nhưng có một vài con đường tiềm năng để theo đuổi trong chuỗi cung ứng và các trụ cột năng lượng sạch:

Có thể bạn quan tâm:  Jack of all trades là một cụm từ tiếng Anh chỉ những người đa nhiệm biết nhiều thứ

1. Trụ cột chuỗi cung ứng

– Các nước IPEF sẽ thành lập các cơ quan mới để tạo điều kiện hợp tác về các vấn đề chuỗi cung ứng. Việt Nam và Hoa Kỳ nên tích cực hợp tác để đi đầu trong việc xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể và chi tiết nhằm tăng khả năng phục hồi và khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực mà cả hai đều coi là ưu tiên, bao gồm chất bán dẫn và khoáng sản quan trọng.

– Vào tháng 9/2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo đang hợp tác với Việt Nam để tìm cách phát triển và đa dạng hóa hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu theo Quỹ Đổi mới và An ninh Công nghệ Quốc tế do Đạo luật CHIPS năm 2022 của Hoa Kỳ tạo ra – một quỹ trị giá 100 triệu USD trong 5 năm nhằm thúc đẩy phát triển và áp dụng các mạng viễn thông an toàn và đáng tin cậy, đồng thời đảm bảo an ninh và đa dạng hóa chuỗi cung ứng chất bán dẫn ===> Họ đang xem xét phát triển hệ sinh thái bán dẫn hiện tại của Việt Nam.

– Trong khoảng thời gian này, Việt Nam và Hoa Kỳ đã công bố Bản ghi nhớ song phương tăng cường hợp tác kỹ thuật nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam nhằm định lượng các nguyên tố đất hiếm, tài nguyên và tiềm năng kinh tế, thu hút đầu tư và đáp ứng các tiêu chuẩn quản trị và xã hội môi trường cao.

– Ngoài ra, Việt Nam và Hoa Kỳ nên dẫn đầu bằng cách đồng ý giải quyết các rào cản có thể hạn chế thương mại trong các khoáng sản quan trọng và bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn chuỗi cung ứng, dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế hiện có bao gồm an ninh, bền vững và thực tiễn lao động và các nguyên tắc mà nhiều công ty đã áp dụng.

DIỄN ĐÀN THƯƠNG MAI HOA KỲ - VIỆT NAM
Chị Sophorn Cheang, Giám đốc phụ trách Kinh tế Doanh nghiệp của Bang Oregon

2. Trụ cột năng lượng sạch

– Các quốc gia nhất trí xác định và thúc đẩy các cụm kinh tế trong khu vực tập trung vào việc tích hợp các công nghệ sạch tiên tiến, thúc đẩy chuỗi cung ứng năng lượng sạch và tham gia vào các dự án khử carbon.

– Hoa Kỳ và Việt Nam cũng nên dẫn dắt các chương trình làm việc hợp tác này để xác định các lĩnh vực ưu tiên cho cả hai. Và họ nên làm việc cùng nhau chặt chẽ để thiết kế chúng theo cách sẽ thu hút tài chính khu vực tư nhân cần thiết cho các sáng kiến này thành công.

3. Kết luận

– Cả Hoa Kỳ và Việt Nam cần phải hành động nhanh chóng để xây dựng trên đà của những tháng gần đây và đảm bảo rằng các kế hoạch rộng lớn được đặt ra trong Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mang lại lợi ích kinh tế cụ thể và có ý nghĩa cho cả hai bên.

– Điều quan trọng là các sáng kiến kinh tế khác nhau mà Việt Nam và Hoa Kỳ đang hợp tác phải được xem xét một cách mạch lạc và là một phần của một quá trình rõ ràng, được tổ chức tốt và có hệ thống.

– Hoa Kỳ và Việt Nam cần thiết lập các cơ chế tham vấn chặt chẽ và thường xuyên với khu vực tư nhân, những nước sẽ cần chuyên môn, tư vấn và nguồn lực để thúc đẩy chương trình nghị sự kinh tế chung của các chính phủ.

– Ngay cả khi Việt Nam và Hoa Kỳ tập trung vào các cơ hội để xây dựng mối quan hệ trong tương lai, cả hai cần phải cảnh giác với các dấu hiệu của các xung đột thương mại đang nổi lên

– Cuối cùng, hai nước đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc tăng cường quan hệ quân sự, an ninh và chính trị của chúng ta và bây giờ phải tập trung vào việc nâng cao quan hệ kinh tế của chúng ta lên một tầm vóc bình đẳng.

DIỄN ĐÀN THƯƠNG MAI HOA KỲ - VIỆT NAM
Anh Daniel Nguyen, Hạ nghị sỹ tiểu bang Oregon

BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG ĐỖ THIÊN ANH TUẤN – CHUYÊN GIA CẤP CAO TỪ ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM

– Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Hoa Kỳ.

– Kim ngạch thương mại hai chiều, tăng từ 300 triệu USD (1995) lên 125 tỷ USD (2022), tăng lên hơn 400 lần.

– Hoa Kỳ là một trong những nhà đầu tư hàng đầu ở Việt Nam (11/142 nền kinh tế).

– Tổng vốn đầu tư lũy kế còn hiệu lực đến cuối 2022 là hơn 11,4 tỷ USD cho 1.215 dự án.

– Có rất nhiều ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ lớn hơn 1 tỷ đô. Trong đó, nổi bật là các sản phẩm về điện thoại, linh kiện, may mặc và nội thất. Đặc biệt, các sản phẩm điện thoại, linh kiện có tổng kim ngạch xuất khẩu lên đến 38.97 tỷ đô. Đây là dấu hiệu đáng mừng, cho thấy Việt Nam đang có tiềm năng xuất khẩu những sản phẩm công nghệ cao nhiều hơn.

Có thể bạn quan tâm:  Thông tin về Hoang Le và các dự án/cộng đồng mà Hoàng đang xây dựng/cộng tác xây dựng

– Ở chiều hướng ngược lại, Việt Nam cũng đang nhập khẩu rất nhiều các sản phẩm liên quan đến điện tử, may mặc, cơ khí từ Mỹ.

– 4 yếu tố quyết định sự thành công của sự hợp tác giữa 2 nước bao gồm:

  • Tin cậy chính trị
  • Tôn trọng lẫn nhau
  • Chấp nhận sự khác biệt
  • Tầm nhìn chung

– Các biên bản hợp tác có ý nghĩa cực kỳ quan trọng giữa Mỹ và Việt Nam:

1. Vietnam Airlines và Boeing đã ký bản ghi nhớ về việc chào bán 50 máy bay thân hẹp 737 Max với giá trị 10 tỷ USD.

2. Hãng hàng không Vietjet ký thỏa thuận tài trợ máy bay với giá trị 0,55 tỷ USD với Tập đoàn tài chính Carlyle.

3. Tập đoàn Tài chính Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (DFC) đã ký các cam kết khoản vay song phương trị giá 300 triệu USD100 triệu USD nhằm củng cố nền tảng vốn, thúc đẩy hoạt động tài chính bền vững phù hợp với chiến lược phát triển của hai ngân hàng thương mại Việt Nam.

4. Tập đoàn FPT đã công bố hợp tác chiến lược toàn diện với LandingAI-công ty trong lĩnh vực thị giác máy và trí tuệ nhân tạo tại Silicon Valley (Mỹ).

5. Ngân hàng HDBank ký kết cấp khoản vốn đối ứng trị giá 20 triệu USD nhằm hỗ trợ Trường Đại học Fulbright Việt Nam xây dựng cơ sở vật, phát triển nghiên cứu khoa học.

DIỄN ĐÀN THƯƠNG MAI HOA KỲ - VIỆT NAM
Mr. Nam Nguyễn – CEO Opla CRM – Mentor Shark Tank Việt Nam

LĨNH VỰC ƯU TIÊN VÀ THẾ MẠNH HỢP TÁC GIỮA 2 NƯỚC

Hoa Kỳ

1. Hoa Kỳ là thị trường khó tính, đòi hỏi cao, nhưng có tiềm năng xuất khẩu rất lớn cho các doanh nghiệp Việt (đặc biệt trong ngành hàng nông sản, dệt may, da giày, đồ gỗ…).

2. Quan tâm đầu tư của Hoa Kỳ tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và bền vững, kết cấu hạ tầng, tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo, công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sáng tạo, ô tô, hàng không, kinh tế số, trang thiết bị y tế, ngân hàng…

Việt Nam

1. Thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc hướng đến phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức (theo tinh thần Nghị quyết 50-NQ/TW năm 2019 của Bộ Chính trị.)

2. Ưu tiên các dự án như công nghệ cao, điện tử, bán dẫn, đổi mới sáng tạo, năng lượng tái tạo, năng lượng mới (hydrogen), trung tâm tài chính, xây dựng kết cấu hạ tầng, hoạt động R&D…

CƠ HỘI & THÁCH THỨC TRONG QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – HOA KỲ

Thuận lợi

1. Nền tảng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện mới được xác lập.

2. Sự hiểu biết sâu sắc và tin cậy lẫn nhau giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước.

3. Hoa Kỳ ngày càng coi trọng vai trò và vị trí của Việt Nam trong khu vực, luôn đặt trọng tâm hợp tác với Việt Nam trong các sáng kiến hợp tác mới (ví dụ Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương – IPEF).

4. Nhiều lĩnh vực hợp tác mới, mang tính đột phá chưa được khai thác và phát huy giá trị.

5. Sự bổ trợ của hai nền kinh tế (vốn, lao động, hàng hóa)
Việt Nam là thị trường năng động, thu nhập người dân tăng nhanh, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu mới nổi.

6. Chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng của DN Hoa Kỳ tạo cơ hội cho DN Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu (Các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ như Intel, Apple, Google, Boeing, Walmart… đang nghiên cứu, đầu tư mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam).

DIỄN ĐÀN THƯƠNG MAI HOA KỲ - VIỆT NAM
Bạn Thanh Thảo – BD tại Opla CRM

Khó khăn

1. Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ: Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã có nhiều cuộc làm việc và trao đổi nhằm thuyết phục Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ.

2. Hoa Kỳ chưa áp dụng cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho Việt Nam như các đối tác chiến lược khác của Hoa Kỳ.

3. Hoa Kỳ là thị trường cạnh tranh, đòi hỏi những chuẩn mực cao về môi trường kinh doanh và chất lượng hàng hóa (đây vừa là thách thức vừa là cơ hội của DN Việt Nam).

Có thể bạn quan tâm:  Hành trình Vượt Lên Chính Mình (p2) - Những ngày dưới đáy xã hội tại Macau

4. Một số chính sách thương mại của Hoa Kỳ làm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường và tăng chi phí cho các doanh nghiệp Việt Nam; tần suất cao các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam.

5. Các báo cáo giám sát theo dõi thao túng tiền tệ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam chưa phù hợp tình hình thực tế.

CÁC ĐỊNH HƯỚNG ƯU TIÊN CẢI CÁCH CỦA VIỆT NAM

– Tiếp tục phát huy tính chủ động, sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ kết nối kinh doanh và đầu tư.

– Việt Nam cần nỗ lực tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh hiệu quả, thành công tại Việt Nam, nhất là trong những lĩnh vực mà Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam đang mong muốn phát triển.

– Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ trong hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường chính sách thuận lợi, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại-đầu tư giữa hai nước.

– Đồng thời cần đơn giản hóa yêu cầu về giấy phép lao động; chính sách visa cho nhà đầu tư quốc tế nói chung trong đó có Hoa Kỳ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, thực hiện chuyển đổi số và các cam kết tăng trưởng xanh.

– Doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực đầu tư nâng cao chất lượng hàng hóa, xây dựng thương hiệu, tích cực chủ động tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu với sự hợp tác và dẫn dắt của các doanh nghiệp Hoa Kỳ.

– Sử dụng hiệu quả cơ chế của Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA), tập trung vào triển khai và phát huy cơ chế cảnh báo sớm để mỗi bên có sự chuẩn bị kịp thời đối với tác động của các chính sách, quy định mới.

BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG NGUYỄN CƯƠNG HOÀNG, PHÓ TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIETTEL

– Viettel hướng tới trở thành người tiên phong xây dựng hệ sinh thái công nghiệp chất bán dẫn của Việt Nam. Hoan nghênh các công ty nước ngoài hợp tác với Vietel trong cả lĩnh vực thiết kế chip và sản xuất chip với tư cách là Công ty liên doanh.

– Viettel đang nghiên cứu và phát triển 5G.

– Có kế hoạch phát triển Viện Hàng không vũ trụ.

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA BANG COLORADO & VIỆT NAM

Năm 2022, Bang Colorado XUẤT KHẨU SANG VIỆT NAM 47 triệu đô. Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu sang Việt Nam là máy móc công nghiệp, sản phẩm thịt, nhựa.

Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 870 triệu đô sang Bang Colorado. Sản phẩm xuất khẩu chính từ Việt Nam là giày dép, trang phục & phụ kiện, nội thất,…

– Các lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa bang Colorado và Việt Nam:

  • Công nghệ tài chính
  • Công nghệ Nông nghiệp & Thực phẩm
  • Viễn Thông
  • Các hoạt động giải trí ngoài trời

Buổi diễn đàn điễn ra khá dài (hơn 3 tiếng) và chủ yếu tập trung vào các định hướng hợp tác, cũng như thống kê các con số về XNK & tiềm năng phát triển của các lĩnh vực này thông qua sự hợp tác nâng cao giữa 2 nước. Chủ yếu vẫn là tập trung vào các mảng công nghệ, sản xuất chip & đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu giữa 2 nước. Duy có ngành Beauty là ngành mà người Việt tại Mỹ chiếm tỷ trọng rất lớn trên thị trường nhưng không thấy nhắc đến. Không biết có phải vì lý do nhạy cảm gì không ^^