Tại sao lớp trẻ ngày nay dễ bị tổn thương và cần đi chữa lành? Lỗi tư duy tai hại cần tránh

“Giới trẻ dạo gần đây bọn tôi cảm thấy họ là một thế hệ dễ bị tổn thương, dễ bị trầm cảm, dễ hành hạ bản thân. Còn lứa của bọn thôi thì chả thằng nào cần chữa lành cả,….” – Độ Mixi

Để phản biện cho vấn đề này, 1 TikToker/Youtuber khác có lập luận rằng việc lứa “già” ít bị tổn thương hơn vì đó là điều mà hầu như ai cũng bị, họ thấy người khác cũng bị giống mình, nên sẽ cho rằng đó là điều bình thường. Còn lứa trẻ ngày nay, bởi vì các bạn cảm thấy rằng những cư xử và hành vi mà các bạn nhận được nó rất “khác” so với những người còn lại, cho rằng điều này là một hành động của phân biệt đối xử. Do đó, các bạn rất dễ bị tổn thương.

Công bằng mà nói, việc bị tác động về mặt vật lý hay tâm lý khiến bản thân cảm thấy mình bị tổn thất về mặt thể chất và tinh thần là một điều rất bình thường, nhất là khi các bạn chưa quen với điều đó. Thực ra, đúng là giới “già” ngày xưa không dễ bị tổn thương như giới trẻ ngày nay là đúng. Bởi ngày xưa giới “già” có nhiều mối lo hơn là cảm xúc. Cũng chính điều đó đã khiến cho giới “già” này không thực sự quan tâm đến những lời lẽ tác động đến mặt tâm lý, hoặc họ sẽ chấp nhận chịu đựng điều đó để đạt đến những mục đích khác của họ. Nói một cách nôm na, họ coi rằng đó là điều bình thường, vì đó là điều mà họ đã quen trong suốt hành trình phát triển.

giới trẻ cần đi chữa lành
Giới trẻ dạo gần đây là một thế hệ dễ bị tổn thương, dễ bị trầm cảm, dễ hành hạ bản thân

Ngược lại, khi xã hội dần phát triển, những mối lo xưa cũ dần không còn hiện hữu. Các bạn trẻ cũng được sống một cuộc sống đủ đầy và bớt lo nghĩ hơn. Do đó mà các bạn có cơ hội để hướng vào bên trong và quan tâm đến “đứa trẻ bên trong trong” nhiều hơn. Và cũng vì các bạn ít khi bị tác động bởi những hành động và lời lẽ tiêu cực, nên khi các bạn bị người khác mắng nhiều hay xúc phạm, các bạn sẽ trở nên dễ tổn thương hơn. Và bởi vì các bạn ít có trải nghiệm tương tự, các bạn cũng dễ bỏ cuộc hơn các thế hệ trước. Điều này cũng lý giải cho việc tại sao GenZ thường dễ bỏ việc hơn thế hệ GenY hoặc GenX (không phải do thế hệ, nó nằm ở lứa tuổi và trải nghiệm)

Hiểu một cách nôm na thì nếu chung ta tác động cùng một lực lên một vết sẹo và một phần da bất kỳ chưa từng bị tổn thương, phần da sẽ dễ cảm nhận sự tác động của lực hơn chỗ có vết sẹo. Các bạn trẻ bây giờ và lớp trước cũng tương tự.

Có thể bạn quan tâm:  Ngày nhỏ, mẹ vẫn hay nói với tôi mỗi lúc tôi cảm thấy tủi hổ rằng: “Tức chí bấm chí!”

Các bạn trẻ có quyền “được” tổn thương. Nhưng liệu rằng tổn thương đó nên do các bạn tự cảm thấy hay các bạn cần các yếu tố ngoại vi để quyết định cảm xúc của mình?

Lập luận của Youtuber trên kia, cho rằng các bạn trẻ dễ bị tổn thương bởi người xung quan các bạn không ai bị như vậy là một kiểu lập luận cần phải hiểu một cách cẩn thận, nếu không thì nó sẽ hình thành một lối tư duy rất tai tại, mang tâm lý đổ lỗi cực nặng nề.

Tức rằng, bạn cảm thấy mình bị đối xử không công bằng, bạn có quyền cảm thấy tổn thương vì điều đó. Và điều này áp dụng cho tất cả các thế hệ chứ không riêng chỉ có thế hệ trẻ. Tuy nhiên, vì lớp trẻ ngày nay ít va vấp hơn nên mức độ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý của các bạn sẽ có phần nghiêm trọng hơn các lớp trước. Đó là điều mà xã hội nên thừa nhận, và các lớp trước nên nhẹ nhàng hơn một chút với các bạn.

Điều này nó khác với việc các lớp trước cần phải nhẹ nhàng hơn với các bạn vì những người đồng trang lứa với các bạn ít ai bị như vậy, và khi bạn có trải nghiệm khác biệt như thế thì bạn ấy sẽ tổn thương!? Xã hội là một “chiến trường” đầy gay gắt và mọi người phải đấu tranh mỗi ngày. Lớp trẻ vẫn cần sự ưu ái nhất định từ giới “gìa” nhưng đôi khi chính những sự nghiêm khắc mới là liều thuốc đắng cho lớp trẻ có thể trường thành và phát triển nhanh hơn.

Và, điều quan trọng nhất, giới trẻ có thể tự quyết định cảm xúc của mình chứ không cần ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại vi. Xem thêm bài viết TẠI ĐÂY.