Ví dụ điển hình của mối quan hệ “ký sinh” trong xã hội loài người

mối quan hệ “ký sinh”

Ai cũng thương tiếc cho bạn Mèo Béo nhưng khi bạn đọc hết bài viết này, tôi nghĩ bạn sẽ thấy đây là chuyện thường tình, đôi khi còn thấy nó là điều tất yếu sẽ xảy ra.

Ví dụ điển hình của mối quan hệ “ký sinh” trong xã hội loài người

Sự việc vừa qua là một ví dụ điển hình của mối quan hệ “ký sinh” trong xã hội loài người. Khi mà vật ký sinh luôn là thứ hưởng lợi từ vật chủ và khiến vật chủ tổn hại về một mặt nào đó từ bên trong. Ở trường hợp này, cô gái đang ký sinh trên bạn Mèo và hút đi tiền nong của cậu. Ở chiều hướng ngược lại, cậu đang ký sinh về mặt tình cảm với cô gái và tự huyễn rằng mình đang ở trong mối quan hệ hạnh phúc với người thương.

Mà vốn dĩ trong câu chuyện này không chỉ có cô gái và cậu bé là vật ký sinh. MC Donal’s muốn ký sinh trên lòng thương cảm của cộng đồng rồi dựa vào đó mà phủ sóng thuơng hiệu. Bao nhiêu trang mạng xã hội cũng làm điều tương tự để kéo tương tác và sự quan tâm từ cộng đồng mạng. Tôi, đang viết bài này, cũng dựa vào đó để đưa lên quan điểm của mình cũng đang ký sinh trên sự quan tâm của xã hội về câu chuyện của hai người.

mối quan hệ “ký sinh”
Mèo Béo là dụ điển hình của mối quan hệ “ký sinh” trong xã hội loài người

Chúng ta có thể thấy rằng các mối quan hệ “ký sinh” thường không mang lại kết quả tích cực. Bạn nữ kia bị lộ danh tính và có thể sẽ bị nó đeo bám cả đời. Mèo Béo thì mục rỗng từ bên trong và sau đó chọn cách quyên sinh. MC Donal’s đang đối diện với làn sóng tẩy chay từ cộng đồng mạng. Một vài fanpage chế meme từ sự kiện này đang bị lên án dữ dội (hoặc là vì quá vô tâm, hoặc vì bị cho là lo chuyện bao đồng). Hoặc ngay cá nhân tôi cũng có thể sẽ bị nhận chỉ trích từ bài viết này.

Trong công việc cũng thế, mối quan hệ ký sinh vẫn luôn tồn tại trong hầu hết mọi tổ chức. Khi mà vẫn còn tồn tại những nhân viên lên công ty chấm công mỗi ngày để nhận lương hàng tháng mà không thật sự quan tâm đến kết quả mình mang lại hay sự phát triển của công ty. Hay vẫn còn đó các tổ chức muốn ký sinh lên sức trẻ của sinh viên/người mới ra trường mà bóc lột lao động với mức chi trả rẻ mạt. Đương nhiên, chúng thường kết thúc chẳng mấy êm đẹp. Nhẹ thì hai bên ngừng hợp tác, nặng thì lên mạng chửi bới nhau, nặng hơn không ngồi ở văn phòng nữa mà lên toà án để làm việc.

Có thể bạn quan tâm:  Xâm nhập thị trường người Việt kinh doanh tại Mỹ và cơ hội thâm nhập để kiếm hàng chục tỷ mỗi năm không còn là cổ tích

Còn trong kinh doanh, các mối quan hệ ký sinh điển hình nhất là hiện tượng các công ty cung ứng dịch vụ luôn chăm chăm vào việc “bào” tiền từ khách hàng với những gói dịch vụ đắt nhất, dài nhất, để tối ưu về mặt doanh thu và lợi nhuận của công ty thay vì cung ứng những giải pháp mà khách hàng thực sự cần. Đương nhiên các công ty làm ăn với tư tưởng chộp giật như thế này cũng sẽ chẳng tồn tại được lâu. Nhưng tiếc rằng chúng cũng như đầu của Hydra vậy, rụng một bên thì hai bên khác lại mọc lên, chẳng thể nào xoá bỏ hết được.

Khi nhìn lại tiến trình lịch sử của loài người, hiện tượng ký sinh này cũng chẳng mấy lạ lùng khi vẫn còn đó những đoạn sử về sự xâm lăng của các chế độ thực dân lên thuộc địa để “bào” tài nguyên, từ các chế độ chiếm hữu nô lệ hay quân chủ chuyên chế, nơi mà các thế lực mạnh hơn vẫn “ký sinh” lên lao động và phẩm giá của con người. Qua đó cũng đủ để thấy không chỉ có kẻ yếu mới ký sinh, kẻ mạnh mà tham lam thì cũng chẳng từ bỏ cơ hội mà làm điều ấy.
Và khi nhìn nhận sâu hơn, chúng ta cũng cần phải chấp nhận rằng đó là một lẽ tự nhiên của xã hội, không ai có thể thay đổi hay làm nó biến mất.

Chúng ta làm được gì trước những tình thế “ngặt nghèo” như vậy?

Câu trả lời là phải tỉnh táo xét kỹ các mối quan hệ xung quanh, từ trong tình yêu, công việc, cuộc sống, và kinh doanh để xem rằng chúng là mối quan hệ “cộng sinh” hay “ký sinh”. Đương nhiên các mối quan hệ cộng sinh luôn tuyệt vời vì chúng sẽ giúp cả hai vươn rất xa. Nhưng nếu chúng ta đang trong một mối quan hệ mà đôi bên không thực sự có chung định hướng và góc nhìn thì rất khó để cùng hợp tác dài hạn.

Cũng đừng nghĩ rằng nếu chúng ta là bên có lợi thì chúng ta không cần quan tâm. Đôi khi chỉ vì một lời feedback không tốt từ một người cũng có thể khiến một đế chế lụi tàn, nhất là khi lời feedback đó lại đến từ người mà chúng ta từng cộng tác chung.

Ông cha ta từng nói: “Nhân bất vị kỷ, thiên địa tru diệt (Người không vì mình, trời tru đất diện)”. Câu nói đó rất hay.

Tác giả

Hoang Le Tmkn
Hoang Le Tmkn
Founder của Staspi Solutions – công ty chuyên cung cấp các dịch vụ về Lập trình và Inbound Marketing cho người Việt tại Mỹ (70%) và Việt Nam (30%).
Bài mới
Có thể bạn quan tâm:  Thực tập không lương là một chuyện hoàn toàn bình thường